Những điều cần lưu ý để chọn mua chiếc TV ưng ý nhất. | Ades.vn

Những điều cần lưu ý để chọn mua chiếc TV ưng ý nhất.

Đăng bởi Hồng Ly vào lúc 12/01/2020

Bạn đang tìm mua một chiếc TV mới? Bạn đang phải đối mặt với vô số sự lựa chọn, những công nghệ và thông số kỹ thuật khó hiểu? Đâu mới là những thông tin quan trọng đáng chú ý để mua được chiếc TV ưng ý, giá cả lại hợp lý? Đừng lo lắng, trong bài viết này Ades sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn TV phù hợp với nhu cầu và túi tiền nhé!

Nội dung

I. Độ phân giải màn hình.

II. HDR (Hight Dynamic Range).

Các loại định dạng HDR.

III. Kiểm tra góc nhìn.

IV. Hệ điều hành.

I. Độ phân giải màn hình.

Độ phân giải màn hình là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh được hiển thị. Thông số này cập đến tổng số pixel (điểm ảnh) cấu tạo nên hình ảnh hiển thị trên TV. Tổng số lượng pixel càng nhiều thì hình ảnh hiển thị càng sắc nét, chi tiết. 3 độ phân giải màn hình phổ biến nhất trên TV hiện nay là: Full HD (hay còn gọi là 1080p), 4K và 8K.

  • Màn hình Full HD tượng trưng cho 1.920 pixel hiển thị theo chiều ngang và 1.080 pixel theo chiều dọc, tổng số pixel là 2.073.600. Độ phân giải Full HD còn được gọi là 1080p. Trong đó 1080 là đại diện cho độ phân giải chiều ngang 1080 pixel. Chữ p là viết tắt của progressive (lũy tiến), tức TV 1080p sẽ hiển thị toàn bộ 2 triệu pixel liên tục khác với 1080i (interlaced - xen kẽ) hiển thị hình ảnh bằng pixel dòng chẵn và dòng lẻ xen kẻ,
  • TV 4K có độ phân giải màn hình là 3840x2160, tương đương với 3840 pixel theo chiều ngang và 2160 pixel theo chiều dọc. Độ phân giải 4K chứa tất cả tổng cộng 8 triệu pixel, gấp 4 lần số pixel của màn hình Full HD. Chữ K là viết tắt của kilo (1000), 4K đại diện cho độ phân giải chiều ngang đạt gần 4000 pixel.
  • Cuối cùng là TV 8K đang trở thành xu hướng màn hình mới tại CES 2020 (Hội chợ Điện tử Tiêu dùng) có độ phân giải màn hình là 7680x4320 với tổng 33.177.600 pixel. Hiện tại, TV 8K chưa phổ biến và có giá thành khá cao trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, vẫn chưa có nhiều nguồn nội dung hỗ trợ độ phân giải này.

Độ phân giải màn hình.

Độ phân giải màn hình là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh được hiển thị.

Hiện nay, việc lựa chọn độ phân giải 4K là phù hợp nhất. 4K cũng là tiêu chuẩn được yêu cầu cho một số tính năng UHD, bao gồm HDR (độ tương phản động mở rộng) và khả năng hiển thị bảng màu rộng hơn. Hiện tại, nguồn nội dung 4K vô cùng phong phú, đặc biệt là từ các dịch vụ phát trực tuyến như Amazon và Netflix. Ngoài ra còn có đầu phát Blu-ray 4K Ultra HD có thể phát đĩa Blu-ray 4K.

II. HDR (Hight Dynamic Range).

Hight Dynamic Range (HDR) tạm dịch là dải tương phản động mở rộng, về cơ bản là công nghệ để cải thiện tỷ lệ tương phản và độ chính xác màu. HDR giúp tăng độ sáng, độ tương phản và màu sắc của TV, làm cho hình ảnh trên màn hình trông sống động, chân thật hơn. Có 3 yếu tố để quyết định 1 chiếc TV có đạt chuẩn HDR hay không, đó là: độ tương phản, màu sắc và chi tiết.

  • Độ tương phản: là yếu tố đánh giá độ chênh lệch giữa điểm trắng sáng tối đa với điểm đen sâu nhất được hiển thị trên màn hình. Độ tương phản càng cao thì hình ảnh cho ra sẽ càng sắc nét và chân thật hơn. Tiêu chuẩn để đạt HDR là TV phải đạt được 1 trong 2 điều kiện sau: Độ sáng tối đa hơn 1000 nit trong khi độ đen ít hơn 0.5 nit hoặc độ sáng tối đa hơn 540 nit trong khi độ đen ít hơn 0,0005 nit.
  • Màu sắc: đây là yếu tố đánh giá độ chính xác của màu được tái hiện như thế nào so với đời thật. Để đạt chuẩn HDR, TV phải đạt được độ sâu màu (color depth) 10 bit. Điều này có nghĩa là TV phải có khả năng hiển thị 1023 sắc độ mỗi màu, tương đương với 1 tỷ sắc thái màu khác nhau. Ngoài ra, TV HDR còn phải đảm bảo hiển thị được từ 90% trở lên chuẩn màu điện ảnh Hoa Kì P3.
  • Chi tiết: là yếu tố đánh giá độ sắc nét của hình ảnh, nâng cấp khả năng hiển thị đầy đủ chi tiết hơn so với TV thường.

HDR (Hight Dynamic Range).

Hight Dynamic Range (HDR) tạm dịch là dải tương phản động mở rộng, về cơ bản là công nghệ để cải thiện tỷ lệ tương phản và độ chính xác màu.

Các loại định dạng HDR.

Hiện nay, có một số định dạng HDR khác nhau với những bộ thông số khác nhau. Có loại được sử dụng miễn phí và tương thích với mọi TV HDR nhưng một số khác thì không.

  • Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến HDR 10, được sử dụng như một tiêu chuẩn mở. HDR 10 được miễn phí sử dụng và tất cả các TV 4K tích hợp HDR đều hỗ trợ định dạng này, kể cả các đầu phát Blu-ray 4K Ultra HD. HDR 10 có khả năng hiển thị độ sáng tối đa 1000 nit (1 nit = 1cd/m2 = bằng lượng ảnh sáng của một điểm ảnh tạo ra trên một pixel) và độ sâu màu 10 bit.
  • HDR 10+ là phiên bản cải tiến nâng cấp của HDR 10, được xây dựng dựa trên những ưu điểm của phiên bản trước. HDR 10+ tăng độ sáng lên gấp 4 lần, tức khả năng hiển thị độ sáng tối đa lên đến 4000 nit. Điều khác biệt lớn nhất giữa 2 phiên bản này chính là cách chúng xử lý dữ liệu. HDR có nguồn nội dung tĩnh trong khi HDR 10+ làm cho siêu dữ liệu này động. Từ "động" ở đây đề cập đến khả năng cho phép dữ liệu được xử lý theo các thông số độ sáng, độ tương phản và màu trên từng khung hình khác nhau. Khác với "tĩnh", tức HDR 10 sẽ áp dụng một thông số giống nhau trên bộ phim.

HDR 10 và HDR 10+

HDR 10 vs HDR10+

  • Một định dạng khác khá nổi bật chính là Dolby Vision, được quảng bá là phiên bản cao cấp hơn HDR 10. Các công ty sản xuất phải trả chi phí cấp phép để sử dụng định dạng này. Dolby Vision cũng hỗ trợ siêu dữ liệu động, cho phép từng khung hình được xử lý theo các thông số khác nhau để cho ra hình ảnh đẹp nhất. Để xem được định dạng Dolby Vision, bạn cần cả TV tương thích và nguồn video có hỗ trợ định dạng này. Hiện nay, có rất nhiều Blu-ray 4K Ultra HD và các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Amazon Prime Video có nội dung hỗ trợ Dolby Vision. Các dịch vụ Disney + và Apple TV + cũng cam kết sẽ hỗ trợ định dạng này ở một mức độ nào đó.
  • Một định dạng khác ích phổ biến hơn là HGL (Hybrid Log-Gamma) được phát triển bởi đài truyền hình NHK của Nhật Bản và đài BBC. HGL hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt, thay vì sử dụng siêu dữ liệu định dạng này lại dùng một kĩ thuật mã hóa khác. Ưu điểm lớn nhất của HDR là khả năng tương thích ngược SDR. Điều này có nghĩa là, những chiếc TV không tích hợp HDR cũng có thể sử dụng định dạng này và hiển thị nội dung HDR ở độ phân giải tiêu chuẩn.
  • Cuối cùng trong danh sách này là Advanced HDR của Techncolor. Đây là một định dạng không được hỗ trợ rộng rãi và được sử dụng phổ biến ở châu Âu hơn. Chúng cũng có khả năng tương thích ngược SDR tương tự như HGL. Một số TV LG 4K có hỗ trợ Advanced HDR và Philips cũng cho biết các mẫu TV 2019 của hãng cũng tích hợp định dạng này. Hiệp hội đĩa Blu-ray (Blu-ray Disc Association) cho biết, Technocolor HDR sẽ là một trong 3 định dạng HDR tùy chọn (bên cạnh Dolby Vision và HDR 10+) được hiệp hội hỗ trợ, còn HDR 10 là định dạng bắt buộc tương thích với tất cả các TV có tích hợp HDR.

Các loại định dạng HDR.

Công nghệ 4K HDR

III. Kiểm tra góc nhìn.

Mặc dù có nhiều cải tiến, hầu hết các màn hình LCD vẫn có một thiếu sót khá đáng kể: góc nhìn hạn chế. Hình ảnh sẽ chỉ trong đẹp và hoàn hảo nhất từ một điểm nhìn ở trung tâm màn hình. Khi bạn di chuyển ra khỏi vị trí trung tâm, hình ảnh có thể bị mờ, mất độ tương phản và độ chính xác của màu sắc. Khi chọn TV, bạn hãy cân nhắc xem xét các góc nhìn phía hai bên, phía trên và phía bên dưới trung tâm của màn hình TV

Mức độ suy giảm chất lượng hình ảnh cũng thay đổi tùy vào loại màn hình. TV sử dụng màn hình IPS - LCD cung cấp góc nhìn rộng hơn mức trung bình so với các loại màn hình LCD khác (mặc dù điều này đôi khi có thể phải đánh đổi bằng giảm độ tương phản). Trong khi đó, dòng TV OLED lại có góc nhìn gần như hoàn hảo (170 độ) tương tự như công nghệ màn hình plasma. Một số TV của Samsung và Sony có góc nhìn rộng hơn mức trung bình mà không cần sử dụng tấm nền IPS. QLED TV của Samsung đặc biệt là model Q80 và Q90 được đánh giá cung cấp góc nhìn rất tốt.

Một điểm cần lưu ý khi bạn muốn kiểm tra góc nhìn TV trực tiếp tại cửa hàng là các TV tại cửa hàng thường đã được điều chỉnh độ sáng và tăng màu sắc đến mức không tự nhiên nhằm cải thiện hình ảnh từ các góc nhìn phía ngoài trung tâm.

Kiểm tra góc nhìn.

Một số TV của Samsung và Sony có góc nhìn rộng hơn mức trung bình mà không cần sử dụng tấm nền IPS

IV. Hệ điều hành.

Hệ điều hành là yếu tố không thể thiếu ở bất kì một chiếc Smart TV nào. Các hệ điều hành phổ biến hiện nay dành cho Smart TV là: Tizen của Samsung TV, WebOS của TV LG, Android TV của Google được sử dụng trên TV Sony và Hisense,... và hệ điều hành Ruko được sử dụng trên TV TCL, Insignia, Sharp và Hitachi.

  • Tizen: đây là hệ điều hành được Samsung phát triển độc quyền, sử dụng trên các Smart TV của hãng. Tizen cho phép người dùng tương tác, truy cập những tính năng và quản lý ứng dụng trên giao diện Smart Hub. Các thẻ ứng dụng được đặt thành hàng ở phía dưới màn hình. Tizen sở hữu hơn 2000 ứng dụng nội dung giải trí phong phú cũng như các dịch vụ phát trực tuyến phổ biến như Netfix, Amazon. Samsung cũng tích hợp nhiều tính năng mới cho hệ điều hành này như: điều khiển giọng nói Bixby, ứng dụng Samsung TV Plus với nội dung miễn phí và một số tính năng khác từ các đối tác.

Hệ điều hành.

Hệ điều hành là yếu tố không thể thiếu ở bất kì một chiếc Smart TV nào.

  • WebOS: Hệ điều hành WebOS do LG sở hữu có giao diện thân thiện với người dùng, dạng thẻ ứng dụng tương tự như Tizen. WedOS cũng có thư viện ứng dụng LG Store phong phú, nội dung đa dạng từ âm nhạc, giải trí đến học tập. Kho ứng dụng của WedOS có phần ít phong phú hơn các hệ điều hành Tizen hay Android TV nhưng nhìn chung thì vẫn đủ đáp ứng các nhu cầu giải trí cơ bản. Và tất nhiên không thể không nhắc đến Magic Remote của LG, hỗ trợ điều hướng dễ dàng mượt mà như sử dụng chuột máy tính. Một điểm cộng nữa là tốc độ phản hồi của hệ điều hành WebOS gần như lập tức, độ trễ chỉ chưa tới 1 giây kể từ khi bấm phím Home đến khi lệnh được thực hiện trên màn hình.
  • Android TV: Đây là hệ điều hành được Google phát triển, sử dụng chủ yếu trên các dòng TV Sony, Sharp. Không giống như WebOS và Tizen, màn hình chính của Android TV chứa đầy các ứng dụng và đề xuất và bạn có thể cuộn xuống liên tục. Android TV có vẻ không hoàn toàn mượt mà và phản hồi nhanh như WebOS nhưng cấu hình lại mạnh hơn nhiều. Ngoài ra, Android TV cũng tích hợp Google Assistant và hỗ trợ Chromecast. Nó cũng có tính năng đồng bộ hóa thông tin đăng nhập tự động từ smartphone đến TV.
  • Roku: Roku là hệ điều hành được sử dụng trên TV của các hãng TCL, Insignia, Sharp và Hitachi. Nền tảng với hơn 5000 kênh giải trí và chức năng tìm kiếm cross-app khá thú vị. Giao diện của Roku có phần kém hơn một chút so với các hệ điều hành khác nhưng hoạt động tương tốt và đơn giản, dễ sử dụng.

Trên đây là một số thông tin quan trọng mà bạn nên chú ý khi lựa chọn cho mình một chiếc Smart TV mới. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với điện máy trực tuyến Ades để được chăm sóc và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng và phục vụ bạn.

Đặt hàng trực tiếp trên web Điện máy Ades hoặc liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979691514. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
Tags : #ADES Vietnam, #tivi, Smart Tv
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo