Zigbee là gì? Vì sao nhà thông minh (smart home) lại sử dụng công nghệ này? | Ades.vn

Zigbee là gì? Vì sao nhà thông minh (smart home) lại sử dụng công nghệ này?

Đăng bởi Hồng Ly vào lúc 20/03/2020

Smart home (nhà thông minh) đang là xu hướng phát triển của nền công nghiệp 4.0. Đồng bộ hóa các thiết bị nhà thông minh trong hệ thống là một vấn đề không hề dễ dàng. Zigbee ra đời và được xem là một trong những giao thức đầu tiên trong việc thiết lập ngôn ngữ chung giúp liên kết các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau. Zigbee là gì và chúng hoạt động như thế nào? Hãy cùng Ades tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

I. Zigbee là gì?

II. Khả năng truyền tín hiệu của Zigbee.

III. Các dải tầng sóng hoạt động Zigbee.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của Zigbee.

1. Ưu điểm.

2. Nhược điểm.

I. Zigbee là gì?

Trước đây, công nghệ truyền tải thông tin chủ yếu dựa trên cáp quang, cáp đồng. Còn ngày này các công nghệ vệ tinh, không dây ngày càng được phổ biến rộng rãi. Zigbee là một công nghệ không dây, là một tiêu chuẩn mở toàn cầu được thiết kế dựa trên tín hiệu vô tuyến kĩ thuật số. Zigbee chủ yếu được sử dụng cho các mạng cá nhân PAN ( viết tắt của Personal Area Netwwork). Công nghệ này có khả năng cho phép nhiều thiết bị truyền thông tin cho nhau trong cùng một khoảng thời gian với phạm vi từ 75 mét đến khoảng vài trăm mét (vượt trội hơn so với tín hiệu Bluetoooth hay Wibree).

Zigbee có những đặc thù riêng và chỉ có khả năng ứng dụng ở một số mảng nhất định, tiêu biểu là smart home (nhà thông minh) hay hệ thống sưởi.

Zigbee la gi

Zigbee có những đặc thù riêng và chỉ có khả năng ứng dụng ở một số mảng nhất định, tiêu biểu là smart home (nhà thông minh) hay hệ thống sưởi.

II. Khả năng truyền tín hiệu của Zigbee.

Công nghệ Zigbee có khả năng truyền tín hiệu đi xa tối đa 75 mét (tính từ vị trí của trạm phát) và có khả năng truyền xa hơn rất nhiều từ các nút phát khác trong cùng hệ thống. Dữ liệu được truyền theo gói tối đa 128 bytes/gói và khả năng tải dữ liệu xuống tối đa 104 bytes.

Tiêu chuẩn mạng không dây Zigbee cho phép hỗ trợ địa chỉ 64 bit lẫn địa chỉ ngắn 16 bit. Đối với địa chỉ 64 bit chỉ xác định được các thiết bị sử dụng chung một địa chỉ IP duy nhất. Các địa chỉ ngắn 16 bit có thể được sử dụng khi mạng lưới được thiết lập và cho phép hơn 65000 nút được liên kết.

Kha nang truyen tin hieu cua Zigbee

Zigbee có khả năng liên kết với hơn 65000 thiết bị trong cùng 1 hệ thống

III. Các dải tầng sóng hoạt động Zigbee.

Zigbee hoạt động trên một trong ba tầng sóng dưới đây:

  1. Dải 868 MHz cho các khu vực ở Nhật Bản và Châu Âu: dải này có tốc độ truyền khá thấp (20kb/s) và chỉ có 1 kênh duy nhất (kênh số 0).
  2. Dải 915 MHz ở Bắc Mỹ: tốc độ truyền khoảng 40kb/s với 10 kênh tín hiệu với dải từ 1 - 10.
  3. Các nước còn lại sử dụng dải 2.4 GHz: tốc độ truyền cao với 250kb/s và có tới 16 kênh tín hiệu từ 11 - 26.

Nhờ vào khả năng đánh giá kênh rõ ràng mà Zigbee có thể hoạt động ổn định trong khu vực có nhiều tín hiệu gây nhiễu và mật độ tín hiệu dày đặc.

Cac dai tang song hoat dong cua Zigbee

Nhờ vào khả năng đánh giá kênh rõ ràng mà Zigbee có thể hoạt động ổn định trong khu vực có nhiều tín hiệu gây nhiễu và mật độ tín hiệu dày đặc.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của Zigbee.

1. Ưu điểm.

Zigbee được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa và tiêu biểu nhất là hệ thống nhà thông minh smart home. So với chuẩn không dây khác, Zigbee sở hữu khả năng truyền tải tín hiệu xa, ổn định và một số ưu điểm nổi trội khác như:

  • Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng.
  • Dễ dàng theo dõi và kiểm soát các thiết bị thông qua kết nội mạng internet từ bất kì vị trí nào, bất kì đâu trên thế giới. Điều này giúp việc giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Uu diem cua Zigbee

Zigbee được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa và tiêu biểu nhất là hệ thống nhà thông minh smart home.

  • Các thiết bị dễ dàng kết nối với nhau tạo ra một mạng lưới rộng khắp. Một hệ thống Zigbee có khả năng triển khai tối đa 65 000 thiết bị.
  • Độ bảo mật và an ninh mạng cao nhờ sử dụng mã hóa AES-128.
  • Thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng tối đa.

Uu diem cua Zigbee

Zigbee được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa và tiêu biểu nhất là hệ thống nhà thông minh smart home.

2. Nhược điểm.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Zigbee vẫn còn một số nhược điểm được hãng cố gắng khắc phục như:

  • Khả năng phủ sóng còn hạn chế khi sử dụng cho những ngôi nhà có diện tích quá rộng. Trong trường hợp nay, chúng ta cần lắp thêm một thiết bị Zigbee Repeater để tăng độ phủ sóng.
  • Tín hiệu không có khả năng xuyên tường mạnh, tín hiệu sẽ bị giảm khi sử dụng trong nhà có nhiều phòng.
  • Một nhược điểm chung của tất cả các loại sóng không dây là độ ổn định truyền tín hiệu không bằng so với thiết bị đi dây.

Nhuoc diem cua Zigbee

Tín hiệu của Zigbee không có khả năng xuyên tường mạnh, tín hiệu sẽ bị giảm khi sử dụng trong nhà có nhiều phòng.

Tóm lại, ZIgbeemột chuẩn không dây kết nối mạnh mẽ, linh hoạt với khả năng kết nối nhiều thiết bị, hoạt động tốt trong khu vực có nhiều tín hiệu gây nhiễu và tương tác tốt với các thiết bị trong cùng hệ thống. Đây sẽ là một giao thức được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới, đặc biệt là hệ thống nhà thông minh smart home. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Zigbee và ưu nhược điểm của nó. Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy để lại bình luận phía dưới để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tốt nhất. Điện máy Ades luôn sẵn sàng và hân hạnh phục vụ bạn.

Đặt hàng trực tiếp trên web Điện máy Ades hoặc liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979691514. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
Tags : #ADES Vietnam, Smart Home
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo