Công nghệ OLED là gì? | Ades.vn

Công nghệ OLED là gì?

Đăng bởi Hồng Ly vào lúc 17/12/2019

Công nghệ OLED dường như đã trở nên quen thuộc đối với dòng TV cao cấp của các ông lớn Sony, LG và Panasonic. Vậy công nghệ OLED là gì? Bài viết này sẽ phân tích kĩ hơn về nguyên lý hoạt động, đánh giá ưu điểm, nhược điểm cũng như tiềm năng phát triển của chúng trên thị trường.

Nội dung chính

1. Công nghệ OLED là gì?

2. Cấu tạo của một thiết bị công nghệ OLED.

3. Công nghệ OLED hoạt động như thế nào?

4. Hai loại màn hình OLED: PMOLED và AMOLED.

OLED ma trận thụ động (PMOLED).

OLED ma trận hoạt động (AMOLED).

5. Sự khác biệt của công nghệ OLED và LCD/LED.

6. Ưu điểm của công nghệ OLED.

7. Nhược điểm của công nghệ OLED.

8. Các sản phẩm TV sử dụng công nghệ OLED nổi bật hiện nay.

9. Công nghệ OLED trong tương lai.

1. Công nghệ OLED là gì?

OLED viết tắt của Organic Light Emitting Diode, là công nghệ màn hình được cấu tạo từ vật liệu hữu cơ phát sáng khi có dòng điện chạy qua (gọi là các diode phát sáng hữu cơ). Công nghệ OLED không yêu cầu đèn nền và bộ lọc (như màn hình LCD) nên có cấu tạo đơn giản và kích thước mỏng hơn nhiều. Một số dòng TV cao cấp của LG, chẳng hạn như dòng LG OLED SIGNATURE W có độ dày bằng một nửa so với iPhone 7. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm TV OLED đều có kích thước từ 55 inch trở lên.

TV OLED mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời - màu sắc rực rỡ, độ tương phản cao, tốc độ phản hồi nhanh và góc nhìn rộng. Trên thị trường hiện nay, nhiều thương hiệu sản xuất TV hàng đầu đang phát triển công nghệ này, bao gồm Sony, LG và Panasonic. Các thương hiệu nhỏ hơn như Philips và Hisense cũng tham gia vào sản xuất TV OLED. Chỉ còn Samsung là "ông lớn duy nhất" vẫn kiên định với lựa chọn công nghệ chấm lượng tử QLED với niềm tin quantumn dot sẽ mang lại chất lượng hình ảnh đột phá nhất.

Công nghệ OLED là gì?

TV OLED mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời - màu sắc rực rỡ, độ tương phản cao, tốc độ phản hồi nhanh và góc nhìn rộng.

2. Cấu tạo của một thiết bị công nghệ OLED.

Giống như LED, OLED là một thiết bị bán dẫn trạng thái rắn, dày từ 100 đến 500 nanomet. Một thiết bị OLED có thể có hai lớp hoặc ba lớp vật liệu hữu cơ.

Một thiết bị OLED bao gồm các phần sau:

  • Chất nền (nhựa trong, thủy tinh, giấy bạc): Chất nền hỗ trợ OLED.
  • Anode (trong suốt): Cực dương, loại bỏ các electron tạo thành các "lỗ trống điện tử" khi dòng điện chạy qua thiết bị.
  • Các lớp hữu cơ: được làm từ các phân tử hữu cơ hoặc polymer.
  • Lớp dẫn điện: được làm từ các phân tử nhựa hữu cơ, vận chuyển "lỗ trống điện tử" từ cực dương. Loại polymer được sử dụng trong lớp dẫn điện OLED là polyaniline.
  • Lớp phát xạ: được làm từ các phân tử nhựa hữu cơ, vận chuyển các electron từ cực âm. Đây cũng chính là nơi ánh sáng được tạo ra. Loại polymer được sử dụng trong lớp phát xạ là polyfluorene.
  • Cathode: tạo ra electron khi có dòng điện chạy qua.

>>> Xem thêm bài viết: Nên mua tivi Sony hay tivi LG?

Cấu tạo của một thiết bị công nghệ OLED.

Một thiết bị OLED bao gồm các phần sau: chất nền, anode, các lớp hữu cơ, lớp dẫn điện, lớp phát xạ, cathode

3. Công nghệ OLED hoạt động như thế nào?

OLED phát ra ánh sáng theo cách tương tự như đèn LED, thông qua một quá trình gọi là điện di.

Khi có dòng điện từ nguồn điện chạy qua, dòng electron sẽ chạy từ cực âm đến cực dương qua các lớp hữu cơ. Tại ranh giới giữa các lớp phát xạ và các lớp dẫn, các electron tìm thấy các "lỗ trống điện tử" và lấp đầy chúng. Điều này tạo ra năng lượng dưới dạng một photon ánh sáng, OLED phát sáng.

Màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào loại phân tử hữu cơ trong lớp phát xạ. Các nhà sản xuất đặt một số loại phim hữu cơ trên cùng một thiết bị OLED để tạo màn hình màu. Cường độ hoặc mức độ sáng phụ thuộc vào nguồn điện được sử dụng: dòng điện càng mạnh thì ánh sáng càng mạnh.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ OLED

OLED phát ra ánh sáng theo cách tương tự như đèn LED, thông qua một quá trình gọi là điện di.

4. Hai loại màn hình OLED: PMOLED và AMOLED.

Dựa trên sơ đồ ma trận mạch điều khiển dòng điện, người ta chia màn hình OLED thành 2 loại: PMOLED (Passive-matrix OLED) và AMOLED (Active-matrix OLED).

OLED ma trận thụ động (PMOLED).

PMOLED bao gồm dải cực âm, lớp hữu cơ và dải cực dương. Các dải cực dương được bố trí vuông góc với dải cực âm. Các giao điểm của cực âm và cực dương tạo thành các pixel phát ra ánh sáng. Mạch ngoài cung cấp dòng điện cho các dải cực dương và cực âm nhất định, xác định pixel nào phát sáng và pixel nào không phát sáng. Độ sáng của mỗi pixel tỷ lệ thuận với độ lớn dòng điện.

PMOLED rất dễ chế tạo, nhưng chúng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các loại OLED khác, chủ yếu là năng lượng tiêu thụ cho mạch ngoài. PMOLED phù hợp nhất cho màn hình nhỏ (đường chéo từ 2 đến 3 inch) trong điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, PDA. 

OLED ma trận thụ động (PMOLED).

OLED ma trận thụ động (PMOLED)

OLED ma trận hoạt động (AMOLED).

Các AMOLED có đầy đủ các lớp cực âm, phân tử hữu cơ và cực dương, nhưng lớp cực dương phủ lên một lớp transitor film mỏng (TFT) tạo thành ma trận. Bản thân mảng TFT là mạch xác định pixel nào được bật để tạo thành hình ảnh.

Các AMOLED tiêu thụ ít năng lượng hơn PMOLED vì lớp TFT tiêu thụ ít năng lượng hơn so với mạch ngoài. Công nghệ OLED ma trận hoạt động (AMOLED) được ứng dụng để sản xuất màn hình máy tính, TV màn hình lớn và bảng hiệu điện tử hoặc bảng quảng cáo.

Hai loại màn hình OLED: PMOLED và AMOLED.

Sự khác biệt giữa ma trận hoạt động AMOLED và PMOLED

5. Sự khác biệt của công nghệ OLED.

OLED là viết tắt của Organic Light Emitting Diode - Diode phát sáng hữu cơ. Từ "hữu cơ" (organic) ở đây đề cập đến màng carbon nằm bên trong bảng điều khiển trước màn hình kính. Các tấm nền OLED tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện đi qua, trong khi các tế bào chứa tinh thể lỏng trong màn hình LCD cần có nguồn sáng bên ngoài, như đèn nền để tạo độ sáng.

Đèn nền chính là yếu tố phân biệt màn hình LCD với biến thể màn hình LED. Màn hình LCD truyền thống có đèn nền CCFL (được gọi là đèn huỳnh quang cathode lạnh) đồng nhất trên toàn bộ mặt sau của màn hình. Điều này có nghĩa là cho dù hình ảnh là màu đen hay trắng, màn hình LCD vẫn được chiếu sáng bởi độ sáng như nhau trên bảng điều khiển. Còn đối với màn hình LED, hệ thống đèn nền CCFL sẽ được thay thế bằng đèn LED, khi màn hình hiển thị màu đen thì những đèn LED phía sau phần đó sẽ được tắt đi. Tuy nhiên, vì là ánh sáng từ lớp nền phía sau màn hình không hoàn toàn đồng bộ với pixel ở phía trước nên xảy ra tình trạng ánh sáng LED từ các phần sáng của hình ảnh chen vào các vùng tối.

Trong màn hình TV OLED, chính các pixel tự phát ra ánh sáng. Vì vậy, khi hiển thị màu đen, chính các pixel có thể tắt hoàn toàn thay vì dựa vào đèn nền. Đây chính là ưu điểm vượt trội tách biệt công nghệ OLED với LCD/LED.

700

Sự khác biệt giữa màn hình OLED và màn hình LED.

6. Ưu điểm của công nghệ OLED.

Công nghệ OLED có nhiều ưu thế vượt trội so với các loại màn hình khác như LCD hay LED. Dưới đây là 5 ưu điểm nổi bật của công nghệ OLED:

  1. OLED là công nghệ hiển thị tốt nhất hiện nay, thể hiện màu đen gần như tuyệt đối và màu trắng sáng tinh khiết, độ tương phản ấn tượng, dải màu sắc được tái hiện một cách chính xác và sống động. Có thể nỏi rằng, màn hình OLED vượt xa chất lượng hình ảnh tĩnh đơn giản, tốc độ phản hồi của màn hình mượt mà. Đây chính là yếu tố thuyết phục các game thủ, người hâm mộ điện ảnh gia đình lựạ chọn và yêu thích TV OLED.
  2. TV OLED không bị trễ chuyển động hoặc mờ chuyển động như màn hình LCD. Trên thực tế, màn hình OLED có thời gian phản hồi nhanh nhất so với bất kỳ loại màn hình nào do sử dụng công nghệ ma trận hoạt động (AMOLED) với các điốt phát sáng hữu cơ. Tốc độ phản hồi của OLED thậm chí còn nhanh hơn công nghệ plasma.
  3. Màn hình TV OLED có góc nhìn gần hoàn hảo (khoảng 170 độ). Công nghệ OLED tạo ra ánh sáng phát xạ chứ không phải ánh sáng khối. Mỗi pixel phát sáng độc lập và được nhìn thấy từ các góc nhìn ngoài trục một cách chính xác giống như công nghệ plasma.
  4. TV OLED có một lớp vật liệu giống như tấm mica rất mỏng và nhẹ, chứa tất cả các hợp chất màu và vật liệu TFT cần thiết. Do đó, tấm nền OLED rất linh hoạt. Trong tương lai, công nghệ OLED sẽ cho phép TV có màn hình với kích thước lớn, có thể cuộn tròn lại và trong suốt!
  5. OLED sẽ là công nghệ TV tiết kiệm năng lượng nhất từng được sản xuất. Hầu như không cần bất kỳ năng lượng nào cho các phân tử phát sáng hữu cơ nằm trong lớp phát xạ của chất nền.

Ưu điểm của công nghệ OLED.

Công nghệ OLED có nhiều ưu thế vượt trội so với các loại màn hình khác như LCD hay LED.

7. Nhược điểm của công nghệ OLED.

  • Do chi phí sản xuất khá cao nên các sản phẩm TV sử dụng công nghệ OLED thường ở các dòng cao cấp và có giá thành tương đối cao.
  • Tuổi thọ: Trong khi các diode phát sáng màu đỏ và màu xanh lá cây có tuổi thọ khoảng 46.000 đến 230.000 giờ thì các diode màu xanh lam hiện có tuổi thọ ngắn hơn nhiều, chỉ khoảng 14.000 giờ. Ngoài ra, OLED rất nhạy cảm với oxy và độ ẩm vì vậy màn hình dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với hơi nước.

8. Các sản phẩm TV sử dụng công nghệ OLED nổi bật hiện nay.

Smart Tivi OLED LG 55 inch | Model 55C9PTA, 4K UHD, HDR

Tivi với thiết kế tinh xảo, đẹp mắt mang đến điểm nhấn nội thất trong căn nhà bạn. 4K Cinema HDR của Tivi LG hỗ trợ hầu hết các định dạng HDR. Công nghệ OLED mang lại hình ảnh sắc nét, độ tương phản ấn tượng đem lại chiều sâu cho từng khung hình.

Smart Tivi OLED LG 55 inch | Model 55C9PTA, 4K UHD, HDR

Tivi Oled LG | Model OLED55B9PTA | 55 Inch 4K Smart

Đây là một sản phẩm thuộc dòng cao cấp đến từ thương hiệu điện máy lâu đời LG. TV OLED với hình ảnh sống động, chân thực trên từng gam màu tích hợp với công nghệ AI đem đến cho người xem cảm nhận tốt nhất khi đắm chìm vào từng thước phim.

Tivi Oled LG | Model OLED55B9PTA | 55 Inch 4K Smart

Tivi Oled LG | Model 65B9PTA 65 Inch | 4K Smart HD

Chiêc TV với thiết kế mỏng nhẹ, tinh tế làm nổi bật mọi không gian phòng. Sản phẩm hiển thị màu sắc chân thật, sống động từ công nghệ OLED, độ phân giải 4K sắc nét, công nghệ âm thanh Dolby Atmos và bộ chip xử lý hình ảnh vượt trội Alpha 7 thế hệ thứ 2 đảm bảo sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.

Tivi Oled LG | Model 65B9PTA 65 Inch | 4K Smart HD

Tivi OLED Sony 55 inch 55A9F

Đây là sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Sony. TV có thiết kế vô cùng tinh tế sang trọng nhờ sự kết hợp giữa màn hình OLED và công nghệ MASTER Series. Bộ xử lý hình ảnh hiện đại, âm thanh sống động cùng với kho ứng dụng giải trí đa dạng đến từ hệ điều hành Android đem lại trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho người dùng. Có thể nói đây là chiếc TV đáng giá cho mọi gia đình.

Tivi OLED Sony 55 inch 55A9F

Android Tivi OLED Sony 4K 55 inch | Model KD-55A9

Android Tivi OLED Sony 4K 55 inch thuộc dòng sản phẩm cao cấp của thương hiệu Sony. TV với thiết kế màn hình OLED siêu mỏng vô cùng trang trọng làm nổi bật trong mọi không gian. Ngoài ra, sản phẩm còn tích hợp công nghệ hình ảnh 4K mới nhất có độ nét cao 4 lần HD thông thường, công nghệ HDR và bộ chip xử lý cao cấp nhất sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn.

Android Tivi OLED Sony 4K 55 inch | Model KD-55A9

9. Công nghệ OLED trong tương lai.

Như đã đề cập ở trên, màn hình TV OLED có thể được sản xuất ở dạng trong suốt, linh hoạt (có thể cuộn lại được). Tại CES 2019, LG đã cho ra mắt sản phẩm TV đến từ tương lai có thể cuộn tròn và nằm gọn trong chiếc hộp chữ nhật khá nhỏ. LG Display cũng đã công bố các tấm nền OLED trong suốt và linh hoạt 77" mà hãng dự định sẽ thương mại hóa vào năm 2020. Đây có thể là bước tiến lớn mở ra kỉ nguyên mới cho thế giới công nghệ TV hiện đại.

Trên đây là những thông tin tổng quan về công nghệ OLED, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn chiếc TV ưng ý cho gia đình. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp ở điện máy trực tuyến ADES luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cùng bạn.

Gọi ngay HOTLINE 0979.691.514 hoặc truy cập trang web Điện máy ADES để mua sản phẩm chính hãng. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

Tags : #ADES Vietnam, #tivi, công nghệ OLED, OLED TV
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo