Cùng cha mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách | Ades.vn

Cùng cha mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách

Đăng bởi Nguyễn Thanh Thuỷ vào lúc 29/04/2020

Với rất nhiều cột mốc đầu tiên thiêng liêng trong cuộc đời con trẻ không thể không nhắc đến lần đầu bé tập ăn dặm. Nhưng tập cho con ăn dặm là nỗi niềm trăn trở của nhiều cha mẹ.

Hãy cùng Điện máy Ades tìm hiểu cách cho trẻ ăn dặm đúng cách nhé.

Nội dung

I. Nhóm 1 (từ 4 đến 6 tháng tuổi)

1. Bột ăn dặm trái cây

2. Bột ăn dặm từ rau củ

3. Bột ăn dặm từ ngũ cốc

II. Nhóm 2 (7 đến 9 tháng)

1. Bột ăn dặm từ rau xanh 

2. Bột ăn dặm từ đậu lăng đỏ 

3. Bột ăn dặm có các loại thịt

III. Nhóm 3 (9 đến 12 tháng tuổi)

IV. Cách bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Bảo quản

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

Cung cha me tap cho be an dam dung cach 

Cùng cha mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách 

Từ tháng thứ tư trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm nhưng ở từng tháng tuổi khả năng tiêu hóa của trẻ là khác nhau nên thực đơn ăn dặm cũng cần thay đổi phù hợp. Dựa trên nghiên cứu về quá trình phát triển của trẻ mà các chuyên gia chia thành 3 nhóm thực đơn. Nhóm 1 cho trẻ từ 4 đến 6 tháng khi bé đang tập ngồi còn chưa vững, nhóm 2 cho trẻ từ 7 đến 9 tháng đã ngồi vững và chuyển sang tập bò, nhóm 3 cho trẻ từ 9 đến 12 tháng đã bò được, hiếu động hơn và bắt đầu tập đi.

Tất nhiên không có đứa trẻ nào giống nhau, bé có thể tự ngồi, biết bò, biết đòi ăn sớm hay muộn hơn. Các mẹ cần quan sát quá trình phát triển của con để cân nhắc thực đơn ăn dặm của trẻ đang nằm ở nhóm nào do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận động của bé. Đồng thời, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khi lên thực đơn cho bé ăn dặm nhé.

Nen bat dau cho be tap an dam khi tre co hung thu voi do an cua nguoi lon, co the tu ngoi voi mot chut tro giup

Nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi trẻ có hứng thú với đồ ăn của người lớn, có thể tự ngồi với một chút trợ giúp

I. Nhóm 1 (từ 4 đến 6 tháng tuổi)

Câu hỏi quan trọng nhất là khi nào là thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Viện dinh dưỡng Việt Nam lâu nay vẫn theo phương châm “Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu” nhưng cũng nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên tập cho trẻ ăn ngoài và ăn dặm từ 4 tháng. Những hầu hết mọi nguồn thông tin đều nhất trí rằng nên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm khi bé tỏ ra có hứng thú với những gì người lớn ăn trước mặt trẻ. Bé sẽ ọ ẹ, quơ tay đòi đồ mẹ đang ăn và đã vững cổ, có thể ngồi lên với một chút sự trợ giúp là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu với thức ăn đặc. Mẹ khi quan sát thấy những biểu hiện này ở trẻ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để quyết định tập cho trẻ ăn dặm hay chưa nhé.

Bước đầu hãy cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt như táo, khoai lang bởi trẻ ưa vị ngọt hơn mặn, chua hay đắng nhé các mẹ. Trong những tuần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé một vài thìa bột thay cho 1-2 bữa sữa trong ngày của trẻ. Rất nhiều trẻ không hề thích thú trải nghiệm mới lạ này, nhưng các mẹ phải thật kiên nhẫn tăng dần lượng bột cho bé ăn cho tới khi khẩu vị của bé quen với đồ ăn dặm. Cùng với sự lớn lên nhanh chóng, trẻ sẽ dần thích ứng với những khẩu phần lớn hơn 60ml, 120ml và nhiều hơn nữa bột ăn dặm.

Bat dau voi 1-2 thia bot va tang dan luong bot cho be an

Bắt đầu với 1-2 thìa bột và tăng dần lượng bột cho bé ăn

1. Bột ăn dặm trái cây

Táo: Sốt táo là loại thực phẩm cực nhuyễn mịn rất thích hợp để cho trẻ ăn dặm lần đầu. Các mẹ cũng có thể thay táo bằng một số loại quả như lê, mơ ngọt, đào và chế biến như công thức dưới đây để đổi bữa cho bé nhé. 

Đun sôi 120ml nước, rồi bỏ vào một trái táo đã gọt vỏ, bỏ lõi, thái hạt lựu và đun liu riu trong 10 phút. Tắt bếp, bắc ra để nguội bớt. Thêm 60ml nước sôi để nguội và xay đến khi nhuyễn mịn. Mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng cho bé ăn trong ngày hoặc để ngăn đá nếu dùng lâu hơn.

Khi trẻ lớn hơn, mẹ không cần xay nhuyễn hoàn toàn (một chút lợn cợn để bé có thể tập nhai và cảm nhận thức ăn) và thêm các loại gia giảm như nghệ, gừng, quế.

Sot tao la loai thuc pham cuc nhuyen min rat thich hop de cho tre an dam lan dau

Sốt táo là loại thực phẩm cực nhuyễn mịn rất thích hợp để cho trẻ ăn dặm lần đầu

Mận khô: Khi trẻ bị táo bón mẹ nên cho bé thử các loại thực phẩm mới lạ để kích thích sự hoạt động của hệ thống tiêu hoá. Hệ tiêu hoá còn chưa hoàn thiện của trẻ sẽ đặc biệt tăng cường hoạt động khi bé ăn món mới giúp trẻ hết táo bón. Mận là một loại hoa quả thơm ngon mà rất tốt cho quá trình tiêu hoá của trẻ nhé các mẹ.

Đun 8 trái mận khô đã tách hột trong 120ml nước, đậy nắp và để lửa nhỏ trong 10 phút. Để nguội rồi xay tới khi đạt độ nhuyễn phù hợp với khả năng ăn dặm của trẻ. Mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng cho bé ăn trong ngày hoặc để ngăn đá nếu dùng lâu hơn. 

Man kho kich thich su hoat dong cua he thong tieu hoa giup tre het tao bon

Mận khô kích thích sự hoạt động của hệ thống tiêu hoá giúp trẻ hết táo bón

2. Bột ăn dặm từ rau củ

Khoai lang: Khoai lang chính là một món tuyệt vời để các mẹ tập cho bé ăn dặm cả bột ngọt lẫn bột mặn nhé. Mẹ cũng có thể áp dụng công thức này để nấu bột từ bí ngòi, củ cải, bí ngô cho bé. Mẹ có thể nướng qua các loại nguyên liệu để tăng thêm hương vị nhưng đừng nướng quá lâu và gọt thật sạch lớp vỏ cứng nhé.

Làm nóng lò ở 200C. Nướng khoai lang trên vỉ trong 50-60 phút tới khi chín mềm. Lấy khoai ra khỏi lò và để nguội. Bóc vỏ lấy phần thịt cho vào cối xay sinh tố cùng với 120ml sữa xay đến khi nhuyễn mịn. Mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng cho bé ăn trong ngày hoặc để ngăn đá nếu dùng lâu hơn. 

Cũng giống như khi làm sốt táo, mẹ có thể thêm gia giảm vào bột khoai lang khi bé lớn hơn và đã quen với việc ăn dặm.

Khoai lang chinh la mot mon tuyet voi de cac me tap cho be an dam

Khoai lang chính là một món tuyệt vời để các mẹ tập cho bé ăn dặm

Bông cải: Công thức này có thể sử dụng cho cả bông cải xanh và bông cải trắng cũng như nhiều loại rau củ khác như cà rốt và đậu Hà Lan. Dùng một con dao nhỏ cắt bỏ phần thân cứng chỉ giữ lại phần đầu bông cải, cắt nhỏ. Mỗi lần dùng khoảng 200g đầu bông cải. Cho chỗ bông cải đã sơ chế vào khay nồi hấp, đậy nắp và hấp khoảng 6-7 phút đến khi chín mềm. Lấy bông cải ra để nguội rồi cho vào cối xay cùng 180ml sữa cho tới khi được bột rau củ nhuyễn mịn. Mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng cho bé ăn trong ngày hoặc để ngăn đá nếu dùng lâu hơn. 

Cong thuc nay co the su dung cho nhieu loai rau cu khac nhu ca rot va dau Ha Lan

Công thức này có thể sử dụng cho nhiều loại rau củ khác như cà rốt và đậu Hà Lan

3. Bột ăn dặm từ ngũ cốc

Dùng máy xay sinh tố nghiền nhỏ các loại hạt ngũ cốc như gạo nâu, yến mạch, lúa mì thành bột mịn. Mẹ có thể xay nhiều lên để dùng cho nhiều bữa còn mỗi bữa chỉ dùng 30g bột ngũ cốc đã xay thôi nhé. Kết phần ngũ cốc còn lại vào hộp kín để bột không bị ẩm. 

Đun sôi 120ml nước rồi từ từ cho 30g bột ngũ cốc vào khuấy đều tay để bột không bị cháy. Chỉnh nhỏ lửa, đun trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp để nguội. Cho phần bột đã nấu vào máy xay sinh tố xay mịn, chuyển về chế độ thấp và thêm 60ml sữa vào trộn đều là xong rồi mẹ nhé.

Công thức trong sách “The best homemade baby food on the planet” của Karin Knight và Tina Ruggiero.

Dung may xay sinh to nghien nho cac loai hat ngu coc nhu gao nau, yen mach, lua mi thanh bot min

Dùng máy xay sinh tố nghiền nhỏ các loại hạt ngũ cốc như gạo nâu, yến mạch, lúa mì thành bột mịn

II. Nhóm 2 (7 đến 9 tháng)

Khi trẻ đã dần quen với việc ăn dặm và tự mình ngồi vững, mẹ có thể tập cho bé làm quen với những món có hương vị đậm đà hơn khi kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Quan sát xem trẻ thích ăn gì và kết hợp chúng với nhau như chuối cùng với dâu tây hoặc việt quất, đào và lê, đậu Hà Lan cùng với gà,...

1. Bột ăn dặm từ rau xanh

Món bột ăn dặm từ hoa quả và rau xanh này ngon tuyệt. Các mẹ hẳn sẽ ngạc nhiên khi thử, hợp cả khẩu vị người lớn rất thanh mát. Mẹ có thể thay thế dứa trong công thức bằng loại quả khác nếu bé nhà mình không thích vị chua chua nhé.

Hãy cùng bắt đầu chế biến món bột rau quả tuyệt hảo này ngay thôi các mẹ ơi. Dùng 120g lá rau chân vịt, 60g hạt đậu Hà Lan, nửa trái dứa cắt hột lựu, 2 quả lê tươi bỏ lõi để cả vỏ cắt hột lựu. Bỏ tất cả vào cối xay cùng với 120ml nước lọc. Xay đến khi đặt độ nhuyễn phù hợp với bé. Món này có thể để ngăn mát ăn trong ngày và bảo quản tới một tháng trên ngăn đông. 

Công thức ăn dặm từ cuốn sách “The Pediatrician’s Guide to Feeding Babies and Toddlers” của Anthony F. Porto và Dina M. DiMaggio.

Mon bot an dam tu hoa qua va rau xanh nay ngon tuyet, rat thanh mat

Món bột ăn dặm từ hoa quả và rau xanh này ngon tuyệt, rất thanh mát

2. Bột ăn dặm từ đậu lăng đỏ

Đậu lăng đỏ cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng từ tinh bột đến protein và chất xơ. Món ăn dặm này sử dụng 100g hạt đậu lăng đỏ, 240g cà rốt thái lát dày 1 cm. Cho tất cả nguyên liệu này vào nồi lớn với 400ml nước và 60ml cốt dừa nguyên chất và đun lửa lớn tới khi sôi. Đậy nắp, chỉnh nhỏ lửa đun liu riu 20-25 phút cho đậu và cà rốt chín mềm. Tắt bếp và dùng máy xay sinh tố xay đến khi có độ sánh mịn phù hợp với bé. Nếu cần mẹ có thể cho thêm nước hoặc sữa để làm món bột loãng hơn cho trẻ dễ ăn nhé. 

Công thức lấy từ sách “The Complete Baby and Toddler Cookbook” của America’s Test Kitchen.

Dau lang do cung cap cho be day du chat dinh duong tu tinh bot den protein va chat xo

Đậu lăng đỏ cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng từ tinh bột đến protein và chất xơ

3. Bột ăn dặm có các loại thịt

Trong giai đoạn này (7 đến 9 tháng tuổi) mẹ có thể bắt đầu thêm các loại thịt và protein động vật vào thực đơn cho bé và thịt gà là lựa chọn lý tưởng nhất. Khi chế biến các loại thịt cho bé mẹ cần đảm bảo vệ sinh từ khâu sơ chế đến nấu nướng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống cũng như nấu thịt chín hoàn toàn để tiêu diệt hết vi khuẩn. 

Sử dụng khoảng 180g thịt ức gà (không da không xương) và cắt bỏ hết lượng mỡ bám trên phần thịt. Luộc ức gà ngậm trong nước, sau khi sôi vặn nhỏ lửa đun trong 15 phút để thịt chín đều. Nếu mẹ có nhiệt kế nấu ăn thì xiên vào miếng thịt đến khi nhiệt độ giữa miếng ức gà đạt 80C là được. Vớt miếng thịt khỏi nước và để nguội rồi thái miếng để xay nhỏ. Thêm vào 120ml sữa cùng với các loại bột ăn dặm khác xay đến khi đạt độ mịn mong muốn. Mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa cho vào để có độ đặc phù hợp cho bé nhà mình nhé.

Trong cac loai thit va protein dong vat thi thit ga la lua chon ly tuong nhat

Trong các loại thịt và protein động vật thì thịt gà là lựa chọn lý tưởng nhất

III. Nhóm 3 (9 đến 12 tháng tuổi)

Một khi trẻ biết bò, bé sẽ có nhiều đòi hỏi “người lớn” hơn chẳng hạn như được nhai được cắn. Mời các mẹ cùng tham khảo một vài công thức ăn dặm mới dành cho giai đoạn này. Tùy vào bé nhà mình có thích thú với việc nhai thức ăn lớn hay đã mọc nhiều răng chưa mà mẹ tự điều chỉnh độ lớn cho phù hợp với trẻ nhé. Mẹ cũng nên thêm một chút gia giảm cho tăng hương vị món ăn nhưng chưa cho trẻ ăn muối nhé bởi vị thận của trẻ dưới 1 tuổi còn rất non nớt sẽ quá tải khi phải làm việc khi cơ thể hấp thụ thức ăn có muối.

Càng dần tới sinh nhật đầu tiên, thức ăn dặm càng chiếm đa số các bữa ăn trong ngày của trẻ, trẻ không còn uống sữa nhiều mà chỉ là bữa phụ mà thôi. Lúc này mẹ nên tập cho trẻ tự cầm ăn các loại bánh, thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi (mẹ chú ý xem độ tuổi trên bao bì nhé).

Mẹ cũng có thể tự chế biến những món snack thơm ngon dễ ăn cho bé cực đơn giản nhé. Một lát phô mai Cheddar nhạt, phần tư quả chuối cắt dọc, các loại quả mọng mềm như việt quất hay là vài sợi pasta đều thích hợp để bé tự cầm ăn. Để bé dễ dàng thưởng thức và hứng thú với cách ăn mới này thì mẹ nên chọn thực phẩm mềm nhưng không khó cầm. Lát thái cũng đừng dày quá chỉ khoảng nửa cm và vừa với nắm tay nhỏ xinh của bé.

Mot lat pho mai Cheddar nhat, phan tu qua chuoi cat doc deu thich hop de be tu cam an

Một lát phô mai Cheddar nhạt, phần tư quả chuối cắt dọc đều thích hợp để bé tự cầm ăn

IV. Cách bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm

Vậy là chúng ta đã cùng đi qua 3 giai đoạn ăn dặm của trẻ. Cho dù mẹ đã từng nấu nhiều loại bột ăn dặm cho bé hay vẫn còn đang cân nhắc loại thức ăn đầu tiên cho bé thử ăn thì đừng bỏ qua những lưu ý cuối cùng này nhé.

1. Bảo quản

Tất cả các công thức đều sử dụng khối lượng nguyên liệu cho nhiều bữa ăn trong khi trẻ, nhất là khi mới bắt đầu, chỉ ăn chút xíu. Vậy phần còn lại các mẹ sẽ làm gì nào? Tất nhiên rồi, hãy bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Bột ăn dặm từ hoa quả vẫn thơm ngon suốt 2 ngày trong ngăn mát và với bột có chứa rau xanh là 1 ngày nhưng bất kể loại bột ăn dặm nào cũng để được tới 1 tháng khi cấp đông.

Một tips nho nhỏ để các mẹ nhàn hơn nhé, đó là hãy chia bột vào các loại khay như khay đựng đá để tạo thành nhiều viên nhỏ, mỗi khi cho bé ăn mẹ chỉ việc lấy một vài viên ra. Rất tiện lợi phải không nào.

Đổ bột vào khay và đem đi cấp đông. Khi bột đã đông hoàn toàn, gỡ các cục bột khỏi khay, cho vào túi zip hoặc âu kín để bảo quản lâu trong ngăn đá. Đừng quên dán ghi chú xem đây là loại bột gì và mẹ làm từ bao giờ nhé. Khi cho bé ăn, mẹ lấy lượng bột vừa đủ đặt xuống ngăn mát để tự giã đông hoặc dùng lò vi sóng, để bột nguội về nhiệt độ phòng rồi cho bé ăn.

Với nhu cầu hàng ngày, mẹ nên chọn khay có ngăn chứa từ 60 hoặc 120ml bột. Lượng bột đó phù hợp nhất với lượng bột bé ăn trong ngày để mẹ chăm con khỏe khoắn mà vẫn nhàn tên.

Chia bot vao cac loai khay nhu khay dung da de tao thanh nhieu vien nho, moi bua lay mot vai vien

Chia bột vào các loại khay như khay đựng đá để tạo thành nhiều viên nhỏ, mỗi bữa lấy một vài viên

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

Vệ sinh: Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch yếu hơn người lớn, vì vậy hãy bỏ tất cả các thói quen xấu thiếu vệ sinh khi nấu bếp trước khi mẹ bắt đầu làm thức ăn cho trẻ. Hãy chắc chắn rằng mọi thứ đều hợp vệ sinh, đừng quên rửa tay đúng cách trong tối thiểu 30 giây mẹ nhé, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.

Nước: Chất lượng nước máy không ổn định, có thể có sự khác biệt giữa các thành phố, các vùng miền. Nước tinh khiết được sử dụng cho các công thức này là nước đun sôi 100C. Và vì thế hãy đun nhỏ lửa đủ thời gian đề cập trong từng công thức để tiêu diệt vi khuẩn nhé.

Dị ứng: Dị ứng thực phẩm là một trong những mối lo ngại hàng đầu của bất kỳ bậc cha mẹ nào mới bắt đầu cho con ăn dặm. Cho trẻ ăn từng loại thực phẩm một, và duy trì trong vài ngày để nhận biết xem trẻ có bị dị ứng với món đó hay không. Như vậy cha mẹ có thể dễ dàng xác định các loại thực phẩm con bị dị ứng và tránh đi. Bác sĩ sẽ cho bạn biết những biểu hiện thường gặp của dị ứng thực phẩm là xuất hiện những vùng phát ban nhẹ, những đốm mẩn đỏ, hắt hơi hoặc thở khò khè. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng là trứng, cá, sữa, đậu phộng, hạt vừng, động vật có vỏ, đậu nành, hạt cây và lúa mì.

Dị ung thuc pham la mot trong nhung moi lo ngai hang dau cua bat ky bac cha me nao

Dị ứng thực phẩm là một trong những mối lo ngại hàng đầu của bất kỳ bậc cha mẹ nào

Thực phẩm cần tránh: Mật ong và siro ngô có nguy cơ gây ra các dạng ngộ độc nhẹ. Tốt nhất mẹ nên cho bé thử khi đã hơn 1 tuổi. Và tránh các chế phẩm từ sữa thanh trùng như sữa tươi bởi chúng có thể mang khuẩn salmonella, listeria hoặc e.Coli. Tương tự, hãy thận trọng khi sử dụng muối. Một số cha mẹ có thói quen nêm nếm vừa khẩu vị đồ ăn cho bé như đó là sai lầm, chúng ta muốn dạy bé hương vị tự nhiên nguyên bản của từng loại thức ăn mà không có muối.

Sản phẩm không có nguồn gốc hữu cơ: Rất nhiều loại trái cây và rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cao có hại cho sức khỏe. Vì thế, tốt hơn hết là mẹ nên mua sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, các loại quả mọng, trái cây và rau quả ăn cả vỏ, như cà chua và khoai tây. Trái cây và rau quả có lớp vỏ dày hơn như bơ và cà tím thì ít có khả năng tồn dư thuốc trừ sâu sau khi đã gọt bỏ vỏ.

Và cuối cùng, quá trình tập cho bé ăn dặm có thể làm các mẹ nản chí, nhưng đừng căng thẳng. Vào cuối ngày khi mẹ ôm bé vào lòng, các mẹ sẽ em bé của chúng ta đang lớn lên và khỏe mạnh. Đó là niềm hạnh phúc, là nguồn động lực thật lớn lao.

Nen mua san pham co nguon goc huu co, dac biet la cac loai qua mong, trai cay an ca vo

Nên mua sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, đặc biệt là các loại quả mọng, trái cây ăn cả vỏ

Nguồn: New York Times

Người dịch: Nguyễn Thanh Thủy

>>> Xem ngay: Công thức nhà làm Mayonnaise chua dịu ít béo cho món salad thanh mát chào hè

Trên đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng về cách tập cho bé ăn dăm được Điện máy Ades tổng hợp. Điện máy Ades hi vọng đã hỗ trợ bạn phần nào trong việc chăm sóc những thiên thần nhỏ khôn lớn, khỏe mạnh. Hiện nay, điện máy trực tuyến Ades đang cung cấp dòng sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi nhất. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất. Đội ngũ nhân viên Ades rất hân hạnh được phục vụ bạn.

Đặt hàng trực tiếp trên web Điện máy Ades hoặc liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979691514. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo