High Dynamic Range (HDR), tạm dịch là dải tương phản động mở rộng, đây là xu hướng công nghệ hình ảnh trên các dòng TV hiện nay. Có nhiều định dạng HDR khác nhau, nhưng trong đó Dolby Vision đang thu hút nhiều sự chú ý nhất hiện nay. Vậy chính xác định dạng Dolby Vision là gì? Nó khác với các định dạng HDR khác như thế nào? Làm sao sử dụng định dạng Dolby Vision ngay tại nhà? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi trên.
Nội dung chính 1. 3 yếu tố của 1 chiếc TV chuẩn HDR. |
I. HDR là gì?
Trước khi tìm hiểu về định dạng Dolby Vision, chúng ta cần khái quát về công nghệ HDR là gì? HDR là viết tắt của High Dynamic Range, tạm dịch là dải tương phản mở rộng, là công nghệ tích hợp trên TV giúp gia tăng độ tương phản, hiển thị hình ảnh sắc nét, có chiều sâu và chân thực hơn. HDR giúp màn hình TV hiển thị được màu trắng sáng tinh khiết và màu đen sâu, tối hơn.
>>> Xem thêm bài viết: HDR 10+ trên TV có ý nghĩa gì?
HDR là viết tắt của High Dynamic Range, tạm dịch là dải tương phản mở rộng
1. 3 yếu tố của 1 chiếc TV chuẩn HDR.
- Màu sắc: TV chỉ được xem là chuẩn HDR khi độ sâu của màu đạt được 10 bit (tức là phải hiển thị được hơn 1 tỷ sắc thái màu). Ngoài ra, TV HDR còn phải đáp ứng được khả năng hiển thị một dải quang phổ màu được gọi là P3. Khả năng hiển thị màu đạt 90% P3 được đánh giá là chuẩn HDR. Khả năng hiển thị màu càng cao thì màu sắc càng phong phú.
- Độ tương phản: Là tỷ lệ giữa điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hình. Độ tương phản càng cao càng chứng tỏ TV càng hiển thị rõ ràng, chính xác. Các nhà sản xuất có 2 lựa chọn đạt được 1 trong 2 tiêu chuẩn sau về độ tương phản để đảm bảo chuẩn HDR.
- Độ sáng tối đa hơn 1000 nit và có độ đen ít hơn 0.5 nit.
- Độ sáng tối đa hơn 540 nit và độ đen ít hơn 0,0005 nit.
- Độ chi tiết: Chính nhờ vào độ tương phản ấn tượng, màn hình sáng và độ phân giải cao mà một chiếc TV 4K tích hợp HDR sẽ nâng cấp độ chi tiết hình ảnh đáng kể hơn nữa so với TV 4K thông thường.
Lưu ý: TV HDR chỉ phát huy tối đa chất lượng hình ảnh HDR khi nguồn video là video là HDR. Nếu nguồn video không đạt HDR thì TV sẽ có bước giả lập và nâng cấp hình ảnh gần giống HDR tuy nhiên vẫn không đạt chất lượng bằng video HDR gốc.
>>> Xem thêm bài viết: Tivi thế hệ mới và khả năng thay đổi thói quen người tiêu dùng
Sự khác biệt hình ảnh giữa TV HDR và TV thường
2. HDR trên TV có công dụng như thế nào?
Một chiếc TV đạt chuẩn HDR sẽ cho khả năng hiển thị hình ảnh cực kì nét, độ chi tiết cao, màu sắc sống động với hơn 1 tỷ sắc thái riêng biệt. Đồng thời TV có dải màu cực rộng từ sáng nhất tới tối nhất nhằm giảm thiểu tình trạng giảm hao hụt màu sắc để cho ra hình ảnh mượt mà hơn.
II. Dolby Vision là gì?
Dolby Vision là công nghệ hình ảnh cao cấp, cải tiến của HDR, phát triển độc quyền bởi Dolby Laboratories. Dolby Vision thêm một lớp siêu dữ liệu động vào tín hiệu HDR cốt lõi, cho phép hình ảnh hiện thị sâu hơn, sắc nét hơn, nâng cấp từ độ sáng đến độ tương phản, chi tiết và tái tạo màu sắc.
Dolby Vision là công nghệ hình ảnh cao cấp, cải tiến của HDR, phát triển độc quyền bởi Dolby Laboratories
Dolby Vision gia tăng độ tương phản với khả năng hiển thị độ sáng tối đa lên đến 10000 nit (nit = 1cd/m2 = bằng lượng ảnh sáng của một điểm ảnh tạo ra trên một pixel). Cùng với đó là khả năng thể hiện độ sâu màu (Bit depth) lên đến 12 bit (tức 4096 sắc độ mỗi màu), cung cấp hơn một tỷ màu sắc khác nhau. Dải màu đạt chuẩn P3 - chuẩn màu được đưa ra bởi SMPTE, được lấy làm tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn thấy thông số của công nghệ Dolby Vision có phần vượt trội hơn hẳn HDR10 và SRD tiêu chuẩn.
Dolby Vision | HDR10 | SDR | |
Độ sâu màu (bit depth) | 12 bit (4096 sắc độ mỗi màu) | 10 bit (1023 sắc độ mỗi màu) | 8 bit (256 sắc độ mỗi màu) |
Dải màu màu | P3 - Rec. 2020 | P3 - Rec. 2020 | Rec.709, BT 1886 |
Độ sáng tối đa | 10.000 nit | 1.000 nit | 100 nit |
Ngoài khả năng cho phép điều chỉnh cài đặt hình ảnh ở mức độ chi tiết cao, Dolby Vision còn hỗ trợ phạm vi cài đặt rộng hơn nhiều so với HDR10 thông thường. Chẳng hạn, HDR10 hỗ trợ độ sáng hình ảnh tối đa 1.000 nit cho TV trong khi Dolby Vision lên tới 10.000 nit. Tương tự với độ chính xác của màu sắc, HDR10 có độ sâu màu (bit depth) 10 bit còn Dolby Vision hỗ trợ tối đa 12 bit. Dù chỉ là sự cách biệt của 2 bit nhưng sự khác biệt là rất lớn. Với 10 bit, có khoảng 1.024 sắc độ mỗi màu, cung cấp hơn một tỷ sắc thái màu khác nhau. Trong khi đó, 12 bit cung cấp 4.096 sắc độ mỗi màu và có tổng cộng hơn 68 tỷ màu khác nhau.
HDR Showdown
Tuy nhiên, hiện tại không có chiếc TV nào có khả năng hiển thị độ sáng 10.000 nit hoặc 64 tỷ màu mà Dolby Vision cung cấp. Ngay cả những TV sáng nhất trên thị trường cũng chỉ đạt tối đa 2.000 nit và thậm chí cả OLED E-series của LG cũng chỉ hỗ trợ màu tốt hơn 10 bit một chút. Mặc dù vậy, công nghệ TV đang phát triển rất nhanh, do đó thông số kỹ thuật của Dolby Vision có thể sẽ phù hợp ở thiết bị TV trong tương lai gần.
IV. Làm thế nào để sử dụng được định dạng Dolby Vision?
Ngoài việc TV tương thích với Dolby Vision (hoặc các thiết bị khác như một số điện thoại thông minh và máy tính bảng hiện tương thích với Dolby Vision), bạn cần một nguồn video có định dạng Dolby Vision. Rất nhiều Blu-ray 4K Ultra HD và các dịch vụ như Netflix và Amazon Prime Video hỗ trợ định dạng Dolby Vision. Các dịch vụ phát trực tuyến sắp tới Disney + và Apple TV + đều cam kết hỗ trợ Dolby Vision ở một mức độ nào đó.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Dolby Vision hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc mong muốn được tư vấn chọn lựa chiếc TV ưng ý thì hãy liên hệ trực tiếp với Điện máy trực tuyến Ades. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ bạn.
Gọi ngay HOTLINE 0979.691.514 hoặc truy cập trang web Điện máy ADES để mua sản phẩm chính hãng. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ. |