Kì thị, cô lập, tấn công: Người Mỹ gốc Á lo lắng cho sự an toàn của họ | Ades.vn

Kì thị, cô lập, tấn công: Người Mỹ gốc Á lo lắng cho sự an toàn của họ

Đăng bởi Nguyễn Thanh Thuỷ vào lúc 24/03/2020

Trong những ngày gần đây, khi “những gã khổng lồ”- các cường quốc tư bản châu Âu và Châu Mỹ đổ lỗi cho những người Châu Á, hay những người gốc châu Á là nguồn gốc lây lan virus corona sang các quốc gia khác. Thêm vào đó, Tổng thống Donald Trump có phát ngôn, gọi virus Corona là virus Trung Quốc, dẫn đến việc bất kỳ người Mỹ gốc Hoa nào cũng nói rằng họ cảm thấy sợ hãi trước những điều có thể xảy ra trong tương lai. 

Hãy cùng Điện máy Ades lắng nghe những gì người Mỹ gốc Á đang phải trải qua trên nước Mỹ.

Nội dung

1. Cuộc sống đã thay đổi 

2. Virus Trung Quốc 

3. Nạn phân biệt chủng tộc gia tăng 

4. Những cuộc tấn công thể chất xuất hiện 

5. Hoảng hốt tìm cách tự vệ 

6. Nguy cơ bị tấn công không trừ một ai

Ki thi, co lap, tan cong: Nguoi My goc A lo lang cho su an toan cua ho

Kì thị, cô lập, tấn công: Người Mỹ gốc Á lo lắng cho sự an toàn của họ

1. Cuộc sống thay đổi hoàn toàn

Tại bang San Francisco (Hoa Kỳ), khi Yuanyuan Zhu đang tản bộ trên đường đến phòng tập vào ngày 09/03, tự nhủ đến việc đây có lẽ là lần cuối cô đi tập trong một khoảng thời gian,  thì gặp một người đàn ông lạ hét vào mặt mình. Ông ta gào lên những lời tục tĩu chửi rủa Trung Quốc. Khi xe buýt đi qua, cô rùng mình nhớ lại, “Cán chết chúng đi”, hắn thét lên.

Sau đó, cô cố gắng giữ khoảng cách, nhưng khi đèn tín hiệu chuyển màu, cô bị lại bị mắc kẹt với người đàn ông đó, khi cần cùng chờ để qua đường. Yuanyuan Zhu có thể cảm thấy ông ta đang nhìn cô chằm chằm một cách khó hiểu và ghê rợn. Và rồi, đột nhiên, cô cảm thấy… hắn nhổ nước bọt vào mặt cô, một điều mà rất ghê tởm tại những quốc gia như Mỹ. Quá sốc, cô Zhu, 26 tuổi là một người nhập cư từ Trung Quốc từ 5 năm trước, vội vã đi hết quãng đường còn lại đến phòng tập thể dục. Cô cố gắng tìm một góc nơi không ai có thể nhìn thấy và khóc một cách lặng lẽ. 

“Người đó không có vẻ bất thường hay giận dữ tức tối, đúng vậy mà?” Cô tự nhủ. “Ông ta trông giống bất cứ một người bình thường nào”.

Sau khi bi tan cong, co Zhu tim mot goc khong ai thay va lang le ngoi khoc

Sau khi bị tấn công, cô Zhu tìm một góc không ai thấy và lặng lẽ ngồi khóc

Khi virus corona ảnh hưởng cuộc sống của người Mỹ, người Mỹ gốc Hoa phải đối mặt với mối đe dọa kép. Họ không chỉ vật lộn như mọi người khác để tránh virus, mà họ còn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng dưới cả hình thức tấn công bằng thể xác lẫn tinh thần. Những người Mỹ gốc Á khác - với các gia đình từ Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Myanmar,… - cũng đang phải đối mặt với các mối đe dọa khi bị dân bản xứ nhận như người gốc Hoa.

2. Virus Trung Quốc

Trong các cuộc phỏng vấn tuần qua, gần hai chục người Mỹ gốc Á trên khắp nước Mỹ nói rằng họ sợ - đi mua sắm hàng tạp hóa, đi lại một mình trên tàu điện ngầm hoặc xe buýt hay để cho con cái họ ra ngoài. Nhiều người mô tả bị chửi rủa nơi công cộng - cơn giận dữ làm ta bất chợt nhớ đến người Mỹ Hồi giáo và người Ả Rập và Nam Á đã từng phải đối mặt sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Nhưng không giống như năm 2001, khi Tổng thống George W. Bush kêu gọi sự khoan dung của người Mỹ gốc Hồi giáo, lần này Tổng thống Trump đang sử dụng những ngôn từ mà người Mỹ gốc Á nhân xét là cố tình kích động các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc.

Ông Trump và các đồng minh Cộng hòa đang có ý định gọi virus corona là “virus Trung Quốc”, bác bỏ quy định của Tổ chức Y tế Thế giới về việc sử dụng địa danh khi đặt tên bệnh, khi mà các tên trong quá khứ đã từng gây ra phản ứng dữ dội. Ông Trump nói với các phóng viên rằng ông gọi “virus Trung Quốc” để đáp trả một chiến dịch chưa được kiểm chứng của nội các Bắc Kinh nói rằng quân đội Mỹ là nguồn gốc của vụ dịch. Ông bác bỏ những lo ngại rằng ngôn ngữ của mình sẽ dẫn đến bất kỳ tác hại nào.

Tong thong Trump va cac dong minh Cong hoa dang co y dinh goi virus corona la “virus Trung Quoc”

Tổng thống Trump và các đồng minh Cộng hòa đang có ý định gọi virus corona là “virus Trung Quốc”

Nếu họ tiếp tục sử dụng những thuật ngữ này, những đứa trẻ sẽ lợi dụng nó”, Tony Du, một nhà dịch tễ học tại Howard County nói. Ông lo sợ cho con trai mình, Larry, “Họ sẽ gọi đứa con trai 8 tuổi của tôi là virus Trung Quốc. Điều này rất nghiêm túc." Ông Du cho biết ông đã đăng trên Facebook rằng đây là ngày đen tối nhất trong hơn 20 năm sống của mình ở Mỹ, khi Tổng thống Trump tiếp tục sử dụng thuật ngữ này.

3. Nạn phân biệt chủng tộc gia tăng

Mặc dù chưa có con số chính xác nào, các nhóm vận động và các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Á nói rằng đang có sự gia tăng các cuộc tấn công bằng ngôn luận được báo cáo trên các tờ báo và các dòng tin tức.

Đại học San Francisco đã nhận thấy sự gia tăng 50 phần trăm số lượng các bài báo tin tức liên quan đến virus corona và phân biệt đối xử chống người Châu Á từ ngày 9 tháng 2 đến ngày 7 tháng 3. Nhà nghiên cứu chính, Russell Jeung, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á, cho biết các số liệu đại diện chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, vì chỉ những trường hợp vô cùng nghiêm trọng mới được báo chí đưa tin.

Ông Jeung đã giúp thiết lập một trang web bằng sáu ngôn ngữ Châu Á, để thu thập thông tin trực tiếp; khoảng 150 trường hợp đã được báo cáo trên trang web kể từ khi nó được bắt đầu vào thứ Năm tuần trước.

Chung toi chua bao gio nhan duoc nhieu loi khuyen chong lai nan phan biet chung toc voi nguoi Chau A den the

Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều lời khuyên chống lại nạn phân biệt chủng tộc với người Châu Á đến thế

Benny Luo, nhà sáng lập NextShark, một trang web tập trung vào tin tức người gốc Á, nói rằng “Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều lời khuyên chống lại nạn phân biệt chủng tộc với người Châu Á đến thế”. “Thật điên rồ, nhân viên của tôi phải làm việc gấp đôi để hoàn thành hết khối lượng tin gửi tới”, ông cho biết mình đã phải thuê thêm hai người trợ giúp trong bối cảnh này

Không ai dám khẳng định mình sẽ không trở thành mục tiêu. Bác sĩ Edward Chew, trưởng khoa cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở Manhattan, đang ở tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh Covid-19. Anh cho biết trong vài tuần qua, anh ấy đã nhận thấy mọi người cố che mũi và miệng bằng áo sơ mi khi họ tiếp xúc gần với anh.

Bác sĩ Chew đã sử dụng thời gian rảnh của mình để mua đồ bảo hộ, như kính bảo hộ và tấm chắn mặt, cho nhân viên của mình, trong trường hợp bệnh viện của anh hết. Vào tối thứ Tư tại Home Depot, với giỏ hàng chứa tấm che mặt, khẩu trang và bộ đồ bảo hộ, anh kể rằng đã bị ba người đàn ông ở độ tuổi 20 quấy rối theo anh tới tận bãi đậu xe. “Tôi đã nghe kể về những người châu Á khác bị tấn công, nhưng khi bạn tự trải qua, bạn mới thực sự cảm thấy điều đó” anh nói sau khi bị tấn công.

Nhung nguoi goc A khong con co the sinh hoat thoai mai o noi cong cong

Những người gốc Á không còn có thể sinh hoạt thoải mái ở nơi công cộng

Một nhà báo của tờ The New Yorker, Jiayang Fan, cho biết khi cô đang vứt rác vào tuần trước, một người đàn ông đi ngang qua và bắt đầu chửi rủa cô vì là người Trung Quốc. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy trong suốt 27 năm ở đất nước này” cô ấy đã viết trên Twitter. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy sợ đến thế khi rời khỏi nhà để vứt rác chỉ vì là người Trung Quốc”.

4. Những cuộc tấn công thể chất xuất hiện

Cũng đã xuất hiện những cuộc tấn công thể chất.

Tại Thung lũng San Fernando ở California, một cậu bé người Mỹ gốc Á 16 tuổi đã bị tấn công ở trường bởi những kẻ bắt nạt, chúng đã buộc tội cậu bị nhiễm virus corona. Cậu đã phải đi cấp cứu để xác định có bị chấn động hay không.

Ở thành phố New York, một người phụ nữ đeo khẩu trang bị đánh ở ga tàu điện ngầm Manhattan, và một người đàn ông ở Queens bị theo đuôi đến trạm xe buýt, hét vào rồi đánh vào đầu ngay trước mặt đứa con trai 10 tuổi.

5. Hoảng hốt tìm cách tự vệ

Mọi người hoảng hốt, vội vàng tìm cách bảo vệ mình. Một người đàn ông đã thành lập một nhóm Facebook cho những người châu Á ở New York, những người sợ phải tự đi tàu điện ngầm. Các chủ cửa hàng súng ở khu vực Washington, D.C., cho biết họ đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể của những người mua người Mỹ gốc Hoa lần đầu mua súng tự vệ.

Tại Engage Armament ở Rockville, hầu hết những người mua súng trong hai tuần đầu tiên của tháng 3 là người Mỹ gốc Hoa hoặc người Trung Quốc, theo chủ sở hữu một cửa hàng - Andy Raymond.

Hơn một phần năm cư dân Rockville là người dân tộc châu Á, Raymond cho biết những người mua sũng là người gốc Hàn Quốc và Việt Nam không phải là ít. Nhưng ông đã bị choáng váng bởi dòng khách Trung Quốc - đặc biệt là những người có thẻ xanh từ Trung Quốc đại lục - vào đầu tháng này, một nhóm người hiếm khi vào cửa hàng của ông trước đây. 

Ông Raymond nói rằng rất ít khách hàng châu Á muốn nói về lý do họ ở đây và mua súng, nhưng khi một nhân viên hỏi người phụ nữ về điều đó, cô ấy đã khóc. Để bảo vệ con gái tôi, cô ấy đã trả lời.

Nhung dong trang thai cau cuu, mong su bao dung tu xa hoi cua nguoi goc A

Những dòng trạng thái cầu cứu, mong sự bao dung từ xã hội của người gốc Á

Đối với những người mới nhập cư như ông Du, người có liên hệ chặt chẽ với bạn bè và gia đình ở Trung Quốc, virus này đã mối nguy hiểm đáng sợ trong nhiều tuần mà hầu hết người Mỹ không biết.

Ông Du đang cố gắng duy trì hy vọng. Ông dành thời gian cuối tuần tập huấn để trở thành tình nguyện viên với các nhân viên y tế khẩn cấp Maryland. Ông là thành viên của một nhóm các nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, người đã tổ chức một tài khoản GoFundMe để quyên tiền cho các thiết bị bảo vệ cho nhân viên bệnh viện trong khu vực. Trong ba ngày, họ đã quyên góp được hơn 55.000 đô la, từ hầu hết là các khoản quyên góp nhỏ.

Nhưng ông sợ rằng sự hỗn loạn sẽ còn xấu đi nếu số người chết ở Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Đã sở hữu súng ngắn, ông cho biết đang trong quá trình đăng ký mua một khẩu súng trừng AR-15. “Katrina không còn xa nữa”, ám chỉ tình trạng bất ổn ở New Orleans sau cơn bão Katrina năm 2005. “Và khi tất cả những điều tồi tệ này đến, chúng tôi là thiểu số. Mọi người có thể thấy khuôn mặt của tôi là người Trung Quốc rất rõ ràng. Con trai tôi, khi nó đi ra ngoài, họ cũng sẽ biết bố mẹ nó là người Trung Quốc”

6. Nguy cơ bị tấn công không trừ một ai

Đối với người châu Á sinh ra ở Mỹ, có một cảm giác kì lạ khi bị theo dõi như không phải người định cư. “Đó là một cái nhìn khinh bỉ”, Chil Kong – một đạo diễn gốc Hàn Quốc sinh sống tại Maryland. “Sao mày dám tồn tại trong thế giới của tao? Mày là hiện thân của dịch bệnh này và mày không thuộc về thế giới này”. Ông nói thêm “Thật đặc biệt khó khăn khi bạn sinh ra và lớn lên ở đây với hy vọng thế giới này sẽ đối xử bình đẳng với bạn. Nhưng chúng ta không còn sống trong thế giới đó nữa. Thế giới đó không tồn tại.”

Một cuộc tranh luận giữa những người Mỹ gốc Á đã được đưa ra về việc có nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng. “Đeo khẩu trang sẽ gặp phải rủi ro khi thu hút sự chú ý của những kẻ có ý đồ xấu nhưng không đeo hẳn nhiên lại có một rủi ro khác”, cô Zhu cho biết cha mẹ cô, sống ở Trung Quốc, đã đề nghị gửi cho cô một ít khẩu trang.

“Tôi đã thốt lên. Đừng”, cô sợ sẽ đối mặt với việc bị tấn công nếu đeo khẩu trang. “Rất nhiều bạn bè của tôi đăng những dòng trạng thái rằng, đừng đeo khẩu trang. Mối nguy hiểm khi đeo còn lớn hơn dịch bệnh”.

Chil Kong – mot dao dien goc Han Quoc sinh ra và lon len tai My

Chil Kong – một đạo diễn gốc Hàn Quốc sinh ra và lớn lên tại Mỹ

Một nhà quay phim 30 tuổi ở Syracuse nói rằng anh ta vẫn còn run rẩy sau chuyến đi đến cửa hàng tạp hóa vào tuần trước, khi người đàn ông đứng trước anh ta trong phòng thanh toán hét vào mặt anh ta “Kẻ đó mang bệnh” và người khác khách hàng chỉ nhìn chằm chằm vào anh, mà không đề nghị giúp đỡ. Cùng ngày hôm đó, anh nói, hai cặp vợ chồng khác cũng chửi rủa anh tại Costco.

“Tôi cảm thấy như bị ám ảnh bởi sự thù hận này”, Edward nói, người đã đề nghị rằng không sử dụng tên họ Hán ngữ của anh ấy để tránh có thêm chú ý tiêu cực "Nó ở mọi nơi. Nó câm lặng. Nó nguy hiểm như căn bệnh này.”

Anh nói rằng anh đã phải cố gắng che giấu các chi tiết về những gì đã xảy ra với mẹ mình, người đã chuyển đến Mỹ từ Trung Quốc vào những năm 1970. Nhưng có một điều anh phải dặn bà.

“Tôi đã nhắc lại nhiều lần, làm gì cũng được trừ đi mua sắm”, anh nói. “Bà ấy cần phải biết đang có một vấn đề lớn và chúng ta không thể hành động bình thường như trước nữa.”

Toi da nhac lai nhieu lan, lam gì cung duoc tru đi mua sam

Tôi đã nhắc lại nhiều lần, làm gì cũng được trừ đi mua sắm

>>> Xem ngay: 9 nhóm thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng ngừa dịch Corona 2020

Trên đây là đôi nét về cuộc sống đầy lo sợ của người Mỹ gốc Á những ngày dịch Corona. Điện máy Ades hy vọng đã cùng bạn cập nhật thông tin hữu ích liên quan đến dịch bệnh này. Hiện nay, điện máy trực tuyến Ades đang cung cấp dòng sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi nhất. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất. Đội ngũ nhân viên Ades rất hân hạnh được phục vụ bạn.

Đặt hàng trực tiếp trên web Điện máy Ades hoặc liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979691514. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo