Sử dụng tủ đông để giúp lưu giữ và bảo quản thực phẩm được tươi lâu | Ades.vn

Sử dụng tủ đông để giúp lưu giữ và bảo quản thực phẩm được tươi lâu

Đăng bởi Nguyễn Việt Thuỳ Trang vào lúc 24/12/2019

Dù bạn là người nội trợ trong gia đình hay làm chủ một nhà hàng quán ăn, việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm là một khâu rất quan trọng trong hoạt động hàng ngày. Việc bảo quản không những giúp giữ được độ tươi ngon lâu dài của thực phẩm mà còn tiết kiệm rất lớn chi phí mua sắm mới cũng như tránh phí phạm thực phẩm khi không dùng hết. Một phương pháp lâu đời và truyền thống mà đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi chính là sử dụng phương pháp làm lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn làm kinh doanh liên quan đến thực phẩm thì nên sử dụng tủ đông. Đây là một vật dụng cần thiết giúp lưu giữ và bảo quản thực phẩm được tươi lâu mà lại rất tiết kiệm trên nhiều phương diện.

Nội Dung Chính

I. Tủ đông tiếng Anh là gì?

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ đông:

III. Đối tượng sử dụng tủ đông? Các tiện tích thường có của tủ đông:

IV. Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông:

V. Cách bảo quản, sắp xếp thực phẩm trữ trong tủ đông:

VI. Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

I. Tủ đông tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, tủ đông có tên gọi là “commercial chest freezer” tương ứng với loại tủ làm lạnh, hình dáng và đối tượng sử dụng của tủ. Từ “freezer” được dùng để phân biệt với “refrigerator” hay “fridge” được dùng cho tủ lạnh thường sử dụng cho các gia đình. Bởi vì “freezer” cũng có nghĩa là máy làm lạnh và các từ này thường được gắn ghép với nhau để gọi cho nhiều loại tủ khác nhau trong dòng tủ làm lạnh, trữ đông này.

Còn “chest freezer” chỉ hình dáng của tủ đông thường to, ngang, hình chữ nhật nhìn giống như một chiếc rương chứa đồ vậy. Và tủ đông cũng có hình dáng tương tự. Khi thêm “commercial” để làm rõ mục đích sử dụng tủ đông thường cho hoạt động kinh doanh như bán hàng, nhà hàng quán ăn, v.v…

Tủ đông tiếng Anh là gì?

Những công dụng của tủ đông hiện nay:

  • Bảo quản thực phẩm dưới 0°C mà không làm đóng băng, duy trì độ tươi của thực phẩm.
  • Giảm đáng kể lượng hao hụt, giữ nguyên hương vị ban đầu bên trong thức ăn.
  • Duy trì trạng thái không đóng băng ngay cả dưới 0°C, cho phép tế bào tiếp tục sống, làm hương vị ngon hơn. Giữ thức ăn tươi sống bằng cách kích hoạt, làm sống động các tế bào thực phẩm.
  • Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Tủ đông lạnh Sanaky và những thắc mắc nhiều người muốn biết!

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ đông:

Tủ đông hoạt động theo cơ chế nén, ngưng tụ và làm bay hơi khí gas làm lạnh để hấp thụ nhiệt ra khỏi các loại thực phẩm đang được làm lạnh, đóng băng. Về nguyên tắc vật lý, tủ đông hoạt động dựa trên khái niệm rằng khí gas, khi ngưng tụ thành chất lỏng sẽ giải phóng nhiệt, còn khi chúng bay hơi thì lại hấp thụ nhiệt.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ đông

Bên trong tủ đông là một hệ thống các ống đồng hoặc thép có chứa khí gas như R-22 hoặc R-134a. Những loại khí gas này được tạo ra và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để bay hơi và ngưng tụ tại một mức áp suất hoặc nhiệt độ nhất định thích hợp cho quá trình làm lạnh.

Hệ thống làm lạnh thường bắt đầu với máy nén. Máy nén là một máy bơm cao áp được điều khiển bởi động cơ điện dùng để nén khí gas khi áp suất cao. Việc nén khí gas dẫn đến việc giải tỏa nhiệt, làm tăng nhanh nhiệt độ khí gas lên rất cao, thường là rất nóng. Sau khi nén, khí gas đã được nén áp suất và rất nóng sẽ được đẩy qua một bộ phận ngưng tụ bên ngoài tủ đông để cho phép khí gas được giảm nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ phòng. Và cũng vì được hạ nhiệt độ và vẫn còn bị nén áp suất nên chúng ngưng tụ thành chất lỏng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ đông

Sau khi dung môi chạy qua cuộn dây của bộ phận ngưng tụ và được giảm nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, chúng bị buộc đi qua một van nhỏ để đi vào khu vực có áp suất thấp hơn là bên trong của tủ đông. Giai đoạn này được hiểu là giai đoạn bay hơi. Bên trong khu vực bay hơi, chất lỏng làm lạnh nhanh chóng bốc thành khí gas bởi vì chúng không còn bị nén áp suất để yêu cầu trong trạng thái chất lỏng nữa. Việc bay hơi của dung môi làm lạnh làm chúng lại tiếp tục hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và làm chúng trở nên lạnh và làm đông mọi thứ bên trong tủ đông.

Một khi khí gas bị bay hơi, chúng lại được hút vào trong bộ phận nén và chu kỳ nén, ngưng tụ và bay hơi lại quay vòng tiếp tục.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Tại sao tủ lạnh không đông đá? Tại sao tủ lạnh không lạnh

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ đông

III. Đối tượng sử dụng tủ đông? Các tiện tích thường có của tủ đông:

Như đã mô tả, tủ đông có chiều ngang lớn hơn chiều dọc, chiều cao nên khá tốn diện tích mặt bằng. Bên trong tủ là cả một không gian làm lạnh khá lớn, có thể chứa rất nhiều thực phẩm và trong một môi trường nhiệt độ như nhau. Điều này hơi khác với tủ lạnh thông thường là có nhiều ngăn chức năng khác nhau với nhiệt độ khác nhau. Vì vậy, tủ đông có thể được dùng để dự trữ rất nhiều thực phẩm với mục đích làm đông, giữ lạnh trong một thời gian dài.

Về điều này, việc sử dụng tủ đông tại các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng bách hóa thực phẩm, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi là phù hợp hơn cả. Tại những nơi này, do nhu cầu trưng bày cũng như tùy lượng khách ra vào mua sắm mà hàng hóa có thể phải để từ vài tuần lên đến vài tháng (tùy mặt hàng thực phẩm). Vì vậy, sử dụng một chiếc tủ đông rất tiện lợi và tiết kiệm hơn tủ lạnh thông thường.

Đối tượng sử dụng tủ đông? Các tiện tích thường có của tủ đông

Mặt khác, tủ đông ngày nay thường có những tiện tích nhỏ đi kèm như:

  • 4 góc chân tủ đông có gắn 4 bánh xe để dễ đẩy, di chuyển khi cần thiết do tủ đông thường lớn và nặng.
  • Nắp tủ đông có khóa an toàn, đảm bảo hàng hóa không bị mất trộm nếu được trưng bày ở những nơi công cộng, nhiều người qua lại.
  • Có gắn đèn bên trong tủ để dễ dàng tìm kiếm món đồ cần thiết.
  • Một chiếc tủ đông có thể trang bị thêm giỏ đựng để phân loại thực phẩm nhỏ, dễ bị dập nếu để chung với những món đồ lớn hơn.
  • Bên dưới, ở đáy tủ luôn có lỗ thoát nước giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh.
  • Bên ngoài tủ đông có bảng điều khiển để thay đổi nhiệt độ phù hợp.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Tủ đông mini 100 lít mua ở đâu? Tủ đông mini có đặc điểm gì?

Đối tượng sử dụng tủ đông? Các tiện tích thường có của tủ đông

IV. Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông:

Có nhiều loại thực phẩm trữ trong tủ đông sẽ rất tốt và an toàn, còn một số loại khác thì bạn không nên cất trong tủ đông. Sau đây là một số loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông:

Thực phẩm nên để trong tủ đông

Thực phẩm không nên để trong tủ đông

Bơ và magarine

Trứng sống (bởi vì chúng sẽ đông lại, nở ra và bị vỡ)

Phô mai bào

Trứng đã luộc chín (trứng sẽ bị dai như cao su)

Bánh mỳ

Các loại rau chứa nhiều nước như xà lách, dưa leo, giá đỗ, củ cải vì chúng sẽ bị đông đá.

Sữa

Các loại thảo mộc mềm như rau mùi tây, húng quế, hẹ vì chúng sẽ chuyển sang màu nâu

Bánh ngọt

Nước sốt làm từ trứng chẳng hạn như mayonnaise

Nước canh, súp

Sữa chua, phô mai ít béo, kem tươi và phô mai cottage (sẽ bị chảy nước)

Thịt hầm, lasagna, pizza, bánh pie

 

Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông

Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm, rau củ không nên trữ trong tủ đông với lý do sau:

Khoai tây: cũng giống như các loại rau chứa nhiều nước, trong củ khoai tây cũng vậy. Do đó, nếu giữ trong tủ đông dễ bị đông đá, sẽ không ngon. Ngoài ra môi trường lạnh còn tạo điều kiện cho khoai tây dễ bị mọc mầm.

Hành tây: nếu cho hành tây vào tủ đông, có khả năng củ hành sẽ bị hư hỏng và sẽ khiến các loại thực phẩm xung quanh bị nhiễm mùi hăng vốn có của hành. Nếu bạn đang sử dụng dở 1 củ hành tây thì hãy bọc kín mới cho vào tủ đông nhé.

Tỏi: chúng dễ bị héo khô quắt đi do mất nước, hương vị của tỏi cũng bị "bay hơi" nên không nên để trong tủ đông. Ngoài ra, để càng lâu, tỏi càng mất chất, không còn hương vị như ban đầu. Không những thế, mùi tỏi còn dẫn đến tủ đông có mùi khó chịu.

Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông

Mật ong: nếu để mật ong trong tủ đông sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng. Vì thế, mật ong chỉ nên để ở điều kiện bình thường.

Socola: Để trong tủ đông thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.

Dầu ăn: Dầu ăn là một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ đông. Nếu bảo quản bằng tủ đông sẽ khiến dầu bị đặc lại, nhất là đối với dầu ô liu và dầu dừa.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Nên Mua Tủ Đông Gia Đình Của Hãng Nào Tốt Nhất?

Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ đông

V. Cách bảo quản, sắp xếp thực phẩm trữ trong tủ đông:

Để cất trữ thực phẩm được tốt, chúng ta nên nhìn bao bì sản phẩm để biết nên để ở nhiệt độ nào. Thông thường, bên ngoài sẽ ghi ký hiệu ngôi sao như sau:
*** = -18° C
** = -12° C
* = - 6° C

Bên cạnh đó, chúng ta cần ghi nhớ những nguyên tắc cất giữ thực phẩm muốn làm lạnh:

  • Hãy để nguội thức ăn, thực phẩm trước khi cho vào đông lạnh. Làm lạnh đồ ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ của tủ đông và từ đó làm cho các thực phẩm khác bị rã đông. Nếu bạn chia nhỏ thực phẩm thành nhiều phần sẽ giúp chúng bị làm đông lạnh nhanh hơn.
  • Để lưu trữ lâu dài, bạn nên tham khảo thêm các loại túi hút chân không để đảm bảo không có không khí, hơi ẩm tiếp xúc với thực phẩm trong suốt quá trình lưu trữ.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn bao gói kỹ hoặc cất trữ thực phẩm trong hộp kín. Nếu không bạn sẽ làm thực phẩm của mình bị “bỏng lạnh” (freezer-burn). Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.

Cách bảo quản, sắp xếp thực phẩm trữ trong tủ đông

  • Hãy lưu ý làm đông thực phẩm ở độ lớn vừa phải. Vì nếu bạn chỉ cần nấu bữa ăn cho 3 người mà làm đông gói thực phẩm lớn dành cho 8 người thì không nên lắm.
  • Bạn đừng liều lĩnh hay tiếc gói thực phẩm đã được trữ đông khá lâu mà bạn không biết thời gian bao lâu. Chế độ đông lạnh không diệt vi khuẩn hoàn toàn nên nếu không chắc chắn thì hãy loại bỏ chúng.
  • Hãy ghi nhãn thực phẩm bằng cách ghi tên thực phẩm, ngày cất trữ và thành phần của chúng. Khi làm đông, có thể gói thực phẩm nào cũng giống như nhau, chẳng hạn khó phân biệt giữa thịt băm với cá xay, thịt heo với thịt bò.
  • Nếu tủ đông của bạn bị đóng đá, đừng ngần ngại rã đông và không nên lo cho chất lượng thực phẩm. Một số loại thực phẩm được trữ đông có thể duy trì trong vài giờ khi tủ được rã đông.

Cách bảo quản, sắp xếp thực phẩm trữ trong tủ đông

  • Không nên dự trữ thực phẩm quá nhiều ở trong tủ đông, đặc biệt là che kín các cổng thổi hơi lạnh. Cần sắp xếp thực phẩm sao cho tạo được các khe hở cần thiết để hơi lạnh được lan tỏa đều trong tủ đông. Việc có quá nhiều thực phẩm làm hơi lạnh tỏa đi không đều khắp trong tủ đông, làm giảm tuổi thọ của tủ đông và hao tốn điện.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Tủ kem Sanaky và Tủ kem Merino – Những ưu điểm sắp được bật mí!

VI. Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

Có nhiều tiêu chí để lựa chọn tủ đông phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số loại tủ đông dựa trên những tiêu chí khác nhau để bạn xem xét, chọn lựa.

  • Tủ đông có công nghệ inverter: Công nghệ máy nén biến tần Inverter là một trong những công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện, tiết kiệm điện khoảng 30% - 50% so với loại không có inverter.

Ví dụ: Tủ đông Sanaky Inverter VH2899-W3

Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

  • Dung tích tủ đông: có 2 loại gồm loại nhỏ có dung tích dưới 500 lít và loại lớn có dung tích trên 500 lít. Tủ đông loại nhỏ thích hợp với các quán ăn, nhà hàng nhỏ, cửa hàng tạp hóa hay các cửa hàng tiện lợi. Tủ đông loại lớn thường được sử dụng cho các nhà hàng lớn, khách sạn, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, đại lý phân phối. Tủ đông với dung tích nhỏ nên sẽ tiết kiệm điện năng hơn nhưng cũng chứa được ít đồ hơn.

Ví dụ: Tủ đông Sanaky VH 150HY2

Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

  • Theo số ngăn: tủ đông có loại chỉ sử dụng 1 ngăn, 2 ngăn, 3 ngăn và các loại tủ công nghiệp có nhiều ngăn. Nhiều ngăn hơn trữ được nhiều đồ hơn nhưng sẽ tốn diện tích và điện năng hơn. Bạn lưu ý điểm này nhé.

Ví dụ: Tủ đông Sanaky SNK-2900W dàn đồng 2 ngăn 2 cánh

Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

Như vậy, người dùng có thể lựa chọn loại tủ đông thích hợp cho nhu cầu của mình. Chủ yếu dựa vào tiêu chí làm sao vừa phát huy tốt nhất hiệu quả của tủ đông vừa tránh lãng phí diện tích đặt tủ đông.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Mua Tủ Đông 2 Cánh SANAKY Chính Hãng - Tốt Nhất Tại Hà Nội

Mua tủ đông loại nào, của hãng nào tốt?

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về tủ đông và việc sử dụng chúng sao cho an toàn và hiệu quả. Với nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh hàng điện máy, Điện máy Ades tự tin có sẵn nguồn hàng bạn cần và sẵn sang tư vấn hay cung cấp kịp thời thông tin đáp ứng nhu cầu của bạn tại mọi thời điểm.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Tủ đông đứng Alaska sử dụng có tốt không?

Đặt hàng trực tiếp trên web Điện máy Ades hoặc liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979691514. Miễn phí tư vấn, vận chuyển và lắp đặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!

 

Tags : #bảo quản thực phẩm, #tủ đông
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng(0 Sản phẩm)

close nav
0979691514 Lỗi giao diện: file 'snippets/ozui_script.bwt' không được tìm thấy
zalo